Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ đến năm 2030

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Tây Ninh, TX Hòa Thành, TX Trảng Bàng và 6 huyện: Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu.

1.2

Vị trí địa lý tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh là một trong 6 tỉnh của vùng Đông Nam Bộ, là một trong 9 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

  • Phía Bắc và Tây giáp với 03 tỉnh của Campuchia, Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum qua 240 km đường biên giới và 03 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam và 10 cửa khẩu phụ;
  • Phía Đông giáp tỉnh Bình Phước, Bình Dương với ranh giới là sông Sài Gòn.
  • Phía Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía Nam giáp tỉnh Long An.

Tây Ninh có nhiều lợi thế nhờ vị trí địa chính trị chiến lược để trở thành cửa ngõ giao thương và kết nối quốc tế quan trọng của quốc gia và vùng Đông Nam Bộ.

Về phương diện giao thương quốc tế, Tây Ninh là tỉnh biên giới có nhiều cửa khẩu quốc gia và quốc tế, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biên mậu của quốc gia và vùng với 03 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam, 03 cửa khẩu quốc gia Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân và 10 cửa khẩu phụ khác.

Tây Ninh là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong vùng Mekong mở rộng (Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar,…) nhờ tuyến đường Xuyên Á kết nối với các hành lang kinh tế quốc tế (Hành lang kinh tế phía Nam SEC, hàng lang kinh tế Đông Tây, v.v).

Về phương diện giao thương nội địa, vị trí của Tây Ninh mang lại nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế của địa phương trong việc tiếp cận các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), là những nơi tập trung vốn, lao động và là thị trường lớn nhất Việt Nam. Song song với cơ hội hưởng lợi từ sự lan tỏa kinh tế, Tây Ninh cũng chịu sức ép cạnh tranh lớn từ những trung tâm kinh tế lớn này. Ngoài ra, với vai trò cửa ngõ phía Tây Bắc của vùng ĐNB, Tây Ninh là điểm trung chuyển giao thương giữa thị trường ĐNB và thị trường vùng Mekong mở rộng, mở ra các cơ hội tiềm năng về kinh tế cửa khẩu, vận tải, v.v.

Ngoài các vai trò trong sự phát triển kinh tế tổng thể của vùng và quốc gia, Tây Ninh còn là mắt xích quan trọng trong việc giữ gìn an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội không chỉ của riêng địa phương mà còn cho vùng và cả nước.

Tổ chức không gian khu công nghiệp, khu kinh tế

Trong giai đoạn 2021- 2030, định hướng phát triển KCN phân bố chủ yếu nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, có điều kiện thuận lợi về mặt bằng, kết nối các hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước; đồng thời, là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động làm việc tại các KCN.

Phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ để hình thành KCN gắn với phát triển các khu đô thị dịch vụ. Trục phát triển kinh tế của tỉnh được xác định theo các tuyến giao thông chính trên địa bàn – hướng kết nối với trung tâm kinh tế của Vùng là TP. HCM, Bình Dương, Long An. Đây là khu vực có có tính kết nối cao trong tỉnh và với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Theo đó, định hướng bố trí, phát triển các KCN phân bố chủ yếu theo các trục: QL22, 22B, cao tốc Mộc bài – HCM, Đường HCM, các trục ĐT.784, 789, 782 – hướng kết nối với Trung tâm kinh tế của Vùng là TP. HCM, Bình Dương và kết nối Bình Dương – Tây Ninh – Long An, nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh tại Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Châu có điều kiện về quỹ đất, thuận lợi cho việc kết nối các hạ tầng; đồng thời, đây cũng là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động và đặc biệt là thuận lợi về kết nối thị trường, kết nối với các cảng hàng không, cảng biển lớn tại TP.HCM.

Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài: Giữ nguyên bố trí và quy mô theo quy hoạch đã được phê duyệt, tổng diện tích tự nhiên 21.284 ha, bao gồm các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh thuộc huyện Bến Cầu và xã Phước Bình thuộc thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Trong đó, quy hoạch phát triển KCN với quy mô khoảng 3.346 ha đến năm 2030, định hướng phát triển với quy mô đạt trên 3.800 ha sau năm 2030.

Khu kinh tế Cửa khẩu Xa Mát: Giữ nguyên bố trí và quy mô theo quy hoạch đã được phê duyệt, tổng diện tích tự nhiên 34.197 ha, gồm địa giới các xã Tân Lập, Tân Bình huyện Tân Biên. Tiếp tục phát triển KCN đã quy hoạch với quy mô 300 ha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.

0899.11.8686